Rượu vang có cặn là một hiện tượng tự nhiên thường gặp trong quá trình thưởng thức rượu vang. Những hạt cặn nhỏ lắng dưới đáy chai hoặc ly có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân như quá trình ủ rượu lâu năm, sự tích tụ của các hợp chất tự nhiên hoặc các khoáng chất trong rượu vang. Tuy nhiên, cặn trong rượu vang không ảnh hưởng đến chất lượng rượu mà còn tạo thêm phần độc đáo cho trải nghiệm của người thưởng thức. Bài viết này sẽ giải thích lý do tại sao rượu vang có cặn, cách xử lý và lưu ý khi sử dụng để tận hưởng hương vị trọn vẹn.
Tại sao rượu vang có cặn (trầm tích)?
Rượu vang có cặn là hiện tượng tự nhiên xuất hiện trong một số loại rượu, đặc biệt là những chai rượu được sản xuất theo phương pháp truyền thống. Cặn thường là những hạt li ti lắng xuống đáy chai, có thể có màu đỏ hoặc nâu, và không ảnh hưởng đến chất lượng rượu mà chỉ làm tăng thêm phần đặc biệt trong trải nghiệm thưởng thức. Các loại cặn này hình thành trong quá trình lên men và lão hóa tự nhiên của rượu vang, đặc biệt là khi quá trình lọc rượu không được thực hiện quá kỹ.
Các loại cặn phổ biến trong rượu vang
- Tinh thể Tartrates: Đây là loại cặn phổ biến trong rượu vang, đặc biệt là rượu vang đỏ. Tinh thể này hình thành từ acid tartaric có trong nho, góp phần tạo độ chua và ảnh hưởng đến hương vị rượu vang. Tartrates thường có dạng tinh thể nhỏ và xuất hiện trong rượu khi được bảo quản lạnh.
- Trầm tích trong rượu vang đỏ: Khi sản xuất rượu vang đỏ, quá trình nghiền nho sẽ tạo ra một hỗn hợp chứa trầm tích. Dù phần lớn cặn đã được loại bỏ trong quá trình lọc, nhưng một số cặn mịn vẫn sót lại trong chai. Sau một thời gian, những hạt cặn này sẽ kết tụ và hình thành trầm tích lớn hơn.
Nguyên nhân hình thành cặn trong rượu vang
Để hình thành cặn rượu vang sẽ do những nguyên nhân sau:
- Tế bào men chết lắng xuống: Trong quá trình lên men, men nấm biến đổi đường thành cồn. Sau khi hoàn tất quá trình này, các tế bào men chết sẽ lắng xuống đáy thùng hoặc chai, tạo nên phần cặn. Điều này phổ biến trong rượu vang không được lọc kỹ hoặc rượu vang lâu năm.
- Tinh thể tartrate: Acid tartaric có tự nhiên trong nho và kết hợp với các khoáng chất, tạo thành tinh thể tartrate (potassium bitartrate). Những tinh thể này có thể trông giống “viên kim cương nhỏ” và thường xuất hiện khi rượu được bảo quản ở nhiệt độ lạnh. Đây là loại cặn vô hại và phổ biến ở nhiều loại rượu vang.
- Mảnh vụn của quả nho: Trong quá trình sản xuất rượu vang đỏ, người ta thường sử dụng toàn bộ quả nho (vỏ, hạt, thịt) để tạo ra màu sắc và hương vị đậm đà. Một phần nhỏ của vỏ, hạt, cuống nho có thể vẫn còn sót lại trong rượu và lắng xuống đáy chai.
- Kết tủa của các hợp chất phenolic: Phenolic là hợp chất quan trọng trong nho, đóng góp vào màu sắc, hương vị và cấu trúc của rượu vang. Khi các phân tử phenolic kết hợp, chúng có thể tạo thành các hợp chất lớn hơn và dần lắng xuống, đặc biệt là trong rượu vang để lâu.
Xem thêm: Tiêu chuẩn về độ Brix trong rượu vang trắng rất quan trọng
Tìm hiểu về tinh thể Tartrate tự nhiên trong rượu vang
Cặn trong rượu vang, đặc biệt là tinh thể tartrate, là một hiện tượng tự nhiên thường gặp ở đáy chai rượu. Tinh thể tartrate được hình thành từ sự kết hợp giữa hai hợp chất tự nhiên có trong nho là kali và axit tartaric. Trong quá trình lên men rượu vang, kali và axit tartaric hoà tan trong dịch nho, tuy nhiên khi nhiệt độ giảm, độ hòa tan của các chất này giảm đi, khiến chúng kết tinh thành cặn tinh thể tartrate, thường lắng xuống đáy chai. Điều này thường thấy ở những chai rượu vang bảo quản ở nhiệt độ lạnh.
Khám phá ngay: Tìm hiểu các loại cocktail phổ biến và cách pha chế
Rượu vang có cặn uống được không?
Nhìn chung, cặn trong rượu vang, đặc biệt là tinh thể tartrate, là hoàn toàn tự nhiên và không gây ảnh hưởng đến chất lượng hay hương vị của rượu nên bạn hoàn toàn có thể uống được. Đối với nhiều tín đồ rượu vang, sự xuất hiện của cặn còn là dấu hiệu cho thấy rượu giữ được sự tinh khiết và chưa qua xử lý kỹ lưỡng. Điều này giúp người thưởng thức có thêm một trải nghiệm độc đáo và chân thật với sản phẩm rượu vang nguyên bản.
Tuy nhiên, nếu bạn phát hiện một chai rượu vang trẻ (1-2 năm tuổi) có lượng cặn quá nhiều, hãy cẩn trọng. Điều này có thể là dấu hiệu cho thấy chai rượu đã bị bảo quản không đúng cách. Nhiệt độ cao (trên 35°C) hoặc ánh nắng mặt trời trực tiếp có thể làm chết men rượu và tạo ra một lượng lớn cặn. Trong trường hợp này, tốt nhất bạn nên tránh sử dụng chai rượu này.
Xem chi tiết: Bí quyết đơn giản để nấu vang nóng thơm ngon tại nhà
Làm thế nào để loại bỏ cặn có trong rượu vang?
Cặn trong rượu vang là một hiện tượng tự nhiên và hoàn toàn vô hại, thường được xem như dấu hiệu của một chai rượu chất lượng, chưa qua xử lý lọc quá kỹ. Tuy nhiên, nếu bạn muốn thưởng thức rượu vang trong suốt và tinh khiết hơn, dưới đây là những cách lọc cặn rượu vang:
Sử dụng decanter đối với người dùng
Khi rót rượu từ chai sang decanter, các hạt cặn sẽ bị giữ lại ở đáy chai, mang lại ly rượu sạch sẽ và hấp dẫn. Để quá trình decanting diễn ra hiệu quả, bạn nên chiếu một nguồn sáng, như đèn pin, vào cổ chai khi rót. Quan sát ánh sáng giúp bạn dễ dàng nhận ra khi cặn bắt đầu di chuyển, từ đó ngừng rót đúng lúc để tránh cặn lẫn vào ly rượu. Trước khi tiến hành decanting, hãy đảm bảo cặn đã lắng xuống đáy chai hoàn toàn. Nếu chai rượu đã được đặt nằm ngang, bạn nên đặt chai thẳng đứng trong vài ngày để toàn bộ cặn có thời gian lắng xuống đáy. Cách này giúp việc decanting diễn ra nhanh chóng và rượu rót ra đạt được độ trong tối ưu, cho phép bạn thưởng thức hương vị rượu vang tinh tế và hoàn hảo nhất.
Có thể bạn quan tâm: Độ pH của rượu ảnh hưởng đến hương vị và chất lượng rượu
Quy trình lọc lạnh loại bỏ cặn trong rượu vang đối với nhà sản xuất
Để loại bỏ các cặn như tinh thể tartrate và đảm bảo rượu vang có độ trong suốt, các nhà sản xuất thường áp dụng kỹ thuật lọc lạnh. Phương pháp này lợi dụng đặc tính dễ kết tủa của tinh thể tartrate ở nhiệt độ thấp. Rượu vang sẽ được làm lạnh xuống dưới 0°C, giúp các tinh thể tartrate nhanh chóng hình thành và lắng xuống đáy. Sau đó, rượu được lọc kỹ để loại bỏ hoàn toàn các tinh thể này, giúp rượu vang trở nên trong trẻo, không bị cặn khi sử dụng.
Phương pháp xử lý cặn trong rượu vang bằng thiết bị hiện đại đối với nhà sản xuất
Ngoài ra, các nhà sản xuất có thể sử dụng vại thép không gỉ và bảo quản rượu trong môi trường lạnh ở mức dưới 32°F (khoảng 0°C) trong vòng 3 tuần. Quá trình này khiến cặn potassium bitartrate tụ lại ở đáy vại, giúp dễ dàng tách ra và tạo nên sản phẩm phụ có giá trị, được gọi là “cream of tartar”. Đây là nguyên liệu quen thuộc trong nấu ăn và làm bánh, biến cặn trong rượu vang thành một sản phẩm hữu ích khác.
Trên đây, Lai Vinh đã cùng bạn đi giải đáp thắc mắc “Tại sao rượu vang có cặn?” một cách chi tiết nhất. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì thì liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0901987718 để được hỗ trợ nhé!
Các thông tin trên website chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế cho tư vấn chuyên môn
Hãy sử dụng rượu một cách có trách nhiệm vì sức khỏe của bạn và cộng đồng