Chưng cất rượu là gì? Cách chưng cất rượu ngon chất lượng 

Chưng cất rượu là phương pháp ra đời từ lâu để tạo ra những chai rượu thơm ngon hiện nay. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể hiểu về nguyên lý cũng như phương pháp này. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có được những thông tin hữu ích về các cách chưng cất rượu phổ biến này.

Chưng cất rượu là gì?

Chưng cất là phương pháp dùng nhiệt để tách hỗn hợp đồng thể để tạo thành các chất lỏng khác nhau dựa vào nguyên lý bay hơi hoặc ở cùng áp suất nhưng khác nhiệt độ. Chưng cất là quá trình mà dung môi và cả chất tan đều được bay hơi. Điều này hoàn toàn khác với quá trình cô đặc vì chỉ có dung môi mới bay hơi.

Chưng cất rượu là gì
Chưng cất rượu là gì

Tuy nhiên, rượu vang không sử dụng phương pháp chưng cất, vì đây là loại đồ uống lên men tự nhiên với độ cồn thấp, thường từ 8-15%. Quá trình sản xuất rượu vang không đòi hỏi việc chưng cất, mà tập trung vào lên men nho và ủ

Mọi người đều biết, nấm men ăn đường rồi sẽ chuyển thành rượu, CO2 cùng các chất khác. Và khi rượu và CO2 ra nhiều thì lượng đường lại càng ít đi. Bên cạnh đó với một nồng độ nào đó thì cồn trong rượu lại trở thành một chất độc đối với quá trình phát triển của nấm men. Cũng vì thế mà khi rượu đã có nồng độ cao thì phải tiến hành việc chưng cất.

Các phương pháp chưng cất rượu 

Dưới đây là các loại hình chưng cất rượu thông dụng nhất hiện nay mà nhiều nhà sản xuất rượu đang sử dụng

Các loại hình chưng cất rượu thông dụng hiện nay
Các loại hình chưng cất rượu thông dụng hiện nay

Chưng cất đơn giản 

Phương pháp chưng cất đơn giản trong sản xuất rượu là quá trình tách cồn khỏi hỗn hợp lên men bằng cách đun nóng để cồn bay hơi, sau đó làm ngưng tụ để thu được chất lỏng có nồng độ cồn cao hơn. Đây là kỹ thuật cơ bản nhất và phổ biến trong việc chưng cất các loại rượu.

Quy trình chưng cất đơn giản trong rượu

  1. Đun nóng hỗn hợp lên men: Hỗn hợp lên men chứa cồn và các thành phần nước cùng tạp chất được làm nóng trong nồi chưng cất. Vì cồn có nhiệt độ sôi thấp hơn nước (khoảng 78.5°C), nó sẽ bay hơi trước.
  2. Thu khí cồn: Hơi cồn bốc lên và được dẫn qua một hệ thống làm mát (thường là ống ngưng tụ).
  3. Ngưng tụ thành chất lỏng: Hơi cồn được làm lạnh và ngưng tụ lại, tạo thành chất lỏng có nồng độ cồn cao hơn.

Phương pháp này sử dụng nhiệt độ đủ cao để tách cồn, nhưng có thể làm mất đi một số hương vị tinh tế có trong rượu ban đầu. Phương pháp này phổ biến cho việc chưng cất rượu mạnh (như whisky, vodka) hoặc rượu vang có nồng độ cồn cao. 

Chưng cất phân đoạn

Phương pháp chưng cất phân đoạn, thường áp dụng trong sản xuất rượu mạnh như whisky, rum, tequila, giúp tách các thành phần dựa trên điểm sôi. Đây là quá trình quan trọng để tăng độ tinh khiết và kiểm soát hương vị rượu. Trong quá trình này, cột chưng cất dạng “Column Still” tạo ra các tầng ngưng tụ giúp loại bỏ tạp chất, đồng thời giữ lại các hợp chất mong muốn như hương vị đặc trưng của rượu.

Cột chưng cất (Column Still) được thiết kế gồm nhiều tầng với các tấm ngăn có lỗ. Hơi cồn từ dung dịch lên men bốc lên, di chuyển qua các tầng, giúp tăng nồng độ cồn lên tới 95%. Cách này hiệu quả hơn so với phương pháp truyền thống Pot Still, cả về thời gian lẫn sản lượng, đặc biệt trong sản xuất các dòng rượu như vodka, gin và rum.

Phương pháp chưng cất phân đoạn 
Phương pháp chưng cất phân đoạn

Phương pháp chưng cất phân đoạn thường áp dụng cho các loại rượu cao cấp hoặc khi cần tăng độ tinh khiết mà vẫn giữ trọn hương vị tự nhiên. Đây là lựa chọn lý tưởng trong các trường hợp cần loại bỏ tạp chất mà không làm mất đi đặc trưng của rượu, đem lại trải nghiệm thưởng thức tinh tế cho người dùng.

Chưng cất trong điều kiện chân không

Phương pháp chưng cất chân không có thể được áp dụng trong quá trình sản xuất một số loại rượu, nhưng nó không phải là phương pháp tiêu chuẩn cho rượu vang. Chưng cất chân không thường dùng cho các sản phẩm cần chưng cất ở nhiệt độ thấp để bảo vệ hương vị tinh tế và tránh phá hủy các hợp chất dễ bay hơi.

Trong ngành rượu vang, nếu cần giảm thiểu tác động nhiệt hoặc cô đặc các thành phần mà vẫn giữ được hương vị tự nhiên, một số nhà sản xuất có thể sử dụng kỹ thuật chân không ở các công đoạn đặc biệt, chẳng hạn như khi cô đặc nước nho để tạo ra vang ngọt hoặc vang đá (ice wine). Vậy nên chưng cất trong điều kiện chân không sử dụng trong sản xuất các loại rượu nhạy cảm với nhiệt độ hoặc cần giữ hương vị tự nhiên, như một số loại vang ngọt hoặc vang cao cấp.

Các loại hình chưng cất rượu thông dụng

Sau quá trình ủ men cùng cơm rượu, chúng ta sẽ nhận được một hỗn hợp có tên là bỗng rượu. Và việc chưng cất này sẽ dựa theo nguyên lý bay hơi và ngưng tụ. Nhiệt độ sôi của rượu thường thấp hơn so với nước ( chỉ khoảng 78 độ C) vì thế rượu sẽ bay hơi và được tách ra khỏi dung dịch bỗng. Sau đó, rượu được đưa qua một đường ống ở thể khí hơi rồi làm làm lạnh để tạo thành dung dịch lỏng và đưa ra ngoài. Và hiện nay, rượu được chưng cất theo 2 phương pháp sau:

Dùng nồi nấu rượu theo phương pháp thông thường

Chúng ta thường quen với cách chưng cất rượu bằng nồi trên thị trường hiện nay. Phương pháp này áp dụng nguyên lý bay hơi và ngưng tụ rồi hơi được đưa ra trong ống đồng rồi được làm lạnh để tạo nên rượu có nồng độ cao.

Dùng nồi nấu rượu theo phương pháp thông thường
Dùng nồi nấu rượu theo phương pháp thông thường

Tuy nhiên để tạo ra rượu tinh khiết, ít nhiễm tạp chất, có nồng độ cao và đạt theo tiêu chuẩn thì còn do nhiều yếu tố ảnh hưởng từ việc chuẩn bị nguyên liệu cho đến kỹ thuật lên men hay chuẩn bị các trang thiết bị chưng cất. Những nguyên lý cơ bản của chưng cất chỉ đơn giản như vậy.

Dùng tháp chưng cất rượu

Sử dụng tháp chưng cất rượu đang ngày càng trở nên phổ biến, vì nhiều người nhận thấy việc tạo ra rượu có nồng độ cao và độ tinh khiết lý tưởng trở nên khó khăn với các phương pháp truyền thống. Do đó, nhiều nghiên cứu đã ra đời nhằm cải tiến quy trình chưng cất, dẫn đến việc phát triển phương pháp chưng cất bằng tháp hiện đại. Phương pháp chưng cất bằng tháp này sẽ tối ưu hơn để cho ra loại rượu tinh khiết với nồng độ cao. Đây chính là giải pháp chưng cất rượu mà các nước phương Tây lựa chọn để có được các dòng rượu mạnh như: Whisky, Tequila…

Tháp chưng cất rượu
Tháp chưng cất rượu

Qua quá trình đưa hơi rượu qua các tầng tháp, rượu sẽ được ngưng tụ và cho bay hơi nhiều lần. Điều này sẽ tạo ra rượu tinh khiết, không còn lẫn nhiều tạp chất. Và quá trình này cũng tách rượu ra khỏi nước một cách tốt nhất và tạo nên nồng độ rượu cao như ý. 

Hy vọng từ các chia sẻ trên, bạn đã có thêm nhiều thông tin hay về việc chưng cất rượu. Và để có thể sở hữu những chai rượu thơm ngon, tinh khiết với nồng độ mong muốn thì hãy gọi cho Lai Vinh ngay nhé!

Các thông tin trên website chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế cho tư vấn chuyên môn

Hãy sử dụng rượu một cách có trách nhiệm vì sức khỏe của bạn và cộng đồng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *